Tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2021 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022

Tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách  dân tộc năm 2021 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022

Năm 2021, cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc các cấp đã thực tốt vai trò tham mưu UBND cùng cấp triển khai thực hiện công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Chủ động xây dựng các kế hoạch và tham mưu phân khai kịp thời các nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn. Quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc giải ngân nguồn vốn đầu tư và triển khai hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả cho các đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định

z2942500116112_df906f804333fd1521f2dfff36d993d3-(2).jpg
Ảnh Hội nghị tổng kết mô hình điểm về Bình đẳng giới tại xã Ia Broăi, huyện Ia Pa
 
Kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2021
Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 18/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng ĐBDTTS&MN theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025: Căn cứ các tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Toàn tỉnh có 176 xã, phường, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phân định khu vực bao gồm: 104 xã, phường, thị trấn khu vực I (814 thôn), 29 xã khu vực II (202 thôn), 43 xã khu vực III (233 thôn) được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; có 44 xã, phường, thị trấn không đủ điều kiện được phân định khu vực (327 thôn). Có 384/1.576 thôn, làng, tổ dân phố (gọi chung là thôn) thuộc diện đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc.
 
Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phú về tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025: Căn cứ kết quả rà soát phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh có 203 thôn ĐBKK (trong đó: 89 thôn ĐBKK thuộc xã, phường, thị trấn khu vực I, 105 thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II, 09 thôn ĐBKK thuộc xã không được phân định khu vực) và 43 xã khu vực III thuộc địa bàn xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Gia Lai có 04 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030: Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong khi chờ văn bản hướng dẫn của Trung ương, Ban Dân tộc đang dự thảo văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện và công tác chuẩn bị đầu tư của Chương trình trên địa bàn tỉnh. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đang xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về Dự thảo Chương trình hành động thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai tại Tờ trình số 213-TTr/BCS ngày 13/9/2021.
 
Thực hiện Quyết định 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện Quyết định 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 327/KH-UBND ngày 18/3/2021 về triển khai Đề án kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế vùng ĐBDTTS đến năm 2025. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Chư Păh, Ia Grai cung cấp thông tin hồ sơ 04 dự án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS để vận động Quỹ xoay vòng các dự án tác động nhanh (QIPs) do Chính phủ Ấn Độ tài trợ.
 
Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định số 771/QĐ-TTg: Tổng kinh phí giao năm 2021: 1.573 triệu đồng; Ban đã phê duyệt dự toán chi tiết và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện Đề án. Đã tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc Đề án: “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025” trên hệ thống mạng Đấu thầu quốc gia. Tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức và những người không hưởng lương từ các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã đăng ký tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2021. Hiện nay chưa triển khai thực hiện được do ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Ước thực hiện đến 31/12 đạt 100% kế hoạch.
 
Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg: Tổng kinh phí giao năm 2021: Thực hiện Đề án là 643,0 triệu đồng (NSĐP), đến nay đã thực hiện 107 triệu đồng, đạt 16,66% so với kế hoạch. Các nội dung đã thực hiện: Phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông, Sở Lao động và TBXH, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cấp phát 23.800 tờ gấp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng ngôn ngữ phổ thông, dịch ra tiếng Bahnar và Jrai và triển khai thực hiện 01 mô hình với 70 người tham gia (tại xã Ia Broắi, huyện Ia Pa). Đang triển khai lập danh sách tham gia tập huấn và tham quan học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh. Các nội dung còn lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên chưa triển khai thực hiện được. Ước thực hiện đến 31/12 đạt 100% kế hoạch.
 
Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” theo Quyết định 498/QĐ-TTg: Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 492/KH-UBND ngày 4/5/2021 về thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số" giai đoạn 2021 -2025.  Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí 196 triệu từ ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho 06 huyện: Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh, Đak Đoa, Chư Prông, Mang Yang để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” năm 2021, đến nay các địa phương đã thực hiện được 50 triệu đồng, đạt 25,50% kế hoạch. Ước thực hiện đến 31/12 đạt 100% kế hoạch.
 
Thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc “cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019-2021. Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh cấp được 19 đầu báo và tạp chí, khoảng 196.993 ấn phẩm cho vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, đạt 83,33% so với kế hoạch. Ước thực hiện đến 31/12 đạt 100% kế hoạch.
 
Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg: Theo Kế hoạch tổng kinh phí thực hiện Chính sách NCUT là 999 triệu đồng (trong đó: NSTW là 621 triệu; NSĐP là 378 triệu đồng), nội dung thực hiện: Tổ chức cấp phát báo cho 955 NCUT, tổ chức 01 đoàn tham quan và tiếp đón các Đoàn đại biểu NCUT của tỉnh khác. Đến nay, đã cấp phát 40.110 ấn phẩm cho 955 NCUT với kinh phí thực hiện 420,4 triệu đồng, đạt 83,33%. Ước thực hiện đến 31/12 đạt 100% kế hoạch.
 
Tình hình Covid – 19 trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát số ca nhiễm Covid - 19 là người dân tộc thiểu số là 475 người (tính cả đang ở trong tỉnh và đang ở lao động tại các tỉnh). Trong đó số người dân thuộc hộ nghèo 23 người, hộ cận nghèo 80 người, hộ khó khăn 361 người, hộ dân tộc khác 11 người. Phối hợp với UBND các huyện tổ chức thăm và hỗ trợ 11 bệnh nhân nhiễm Covid - 19 là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, với kinh phí 22 triệu đồng. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Đến nay tình hình dịch bệnh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang được kiểm soát tốt. 

Trong năm 2021, Ban xây dựng kế hoạch thanh tra về Chương trình 135 từ năm 2017 - 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tại 04 huyện: Krông Pa, Chư Pưh, Chư Prông. Đến nay đã tổ chức thanh tra được 03 huyện: Krông Pa, Chư Pưh, Chư Prông. Nội dung thanh tra là các chương trình đầu tư xây dựng cơ bản như đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng và hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020.

Qua đó, Các chính sách an sinh xã hội cho đồng bào DTTS trên địa bàn đã được tổ chức triển khai thực hiện và mang lại kết quả tích cực; góp phần đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đi vào cuộc sống và cải thiện đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Thông qua các hoạt động chăm lo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; đồng bào DTTS ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với chính quyền và cộng đồng, nâng cao ý thức chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững; đồng bào DTTS an tâm lao động sản xuất, kinh doanh và tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động

Tuy nhiên, Việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc còn chậm; tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện chưa đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra. Tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân, nhất là đồng bào DTTS trong vùng.  Bên cạnh đó, cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc tại các địa phương; ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành

Kế hoạch, nhiệm vụ năm 2022
Trong năm 2022, Ban Dân tộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030
- Kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022: Tổng nhu cầu vốn: 1.417.612 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 939.564 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 72.136  triệu đồng, Vốn tín dụng: 282.220 triệu đồng, Vốn huy động khác: 123.692 triệu đồng); cụ thể:
- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Tổng nhu cầu vốn 485.567 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 237.742 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 9.344  triệu đồng, Vốn tín dụng: 212.785 triệu đồng, Vốn huy động khác: 25.696 triệu đồng); cụ thể:
+ Hỗ trợ đất ở: Tổng nhu cầu vốn: 75.200 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 37.600 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 3.760  triệu đồng, Vốn tín dụng: 23.500 triệu đồng, Vốn huy động khác: 10.340 triệu đồng);
+ Hỗ trợ nhà ở: Tổng nhu cầu vốn: 111.680 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 55.840 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 5.584  triệu đồng, Vốn tín dụng: 34.900 triệu đồng, Vốn huy động khác: 15.356 triệu đồng);
+ Hỗ trợ đất sản xuất: Tổng nhu cầu vốn: 114.400 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 25.740 triệu đồng, Vốn tín dụng: 88.660 triệu đồng);
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Tổng nhu cầu vốn: 77.375 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 11.650 triệu đồng, Vốn tín dụng: 65.725 triệu đồng);
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt: Tổng nhu cầu vốn: 106.912 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 106.912 triệu đồng);
- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: Tổng nhu cầu vốn:  160.187 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 160.187 triệu đồng).
- Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: Tổng nhu cầu vốn: 345.288 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 137.413 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 43.194  triệu đồng, Vốn tín dụng: 69.435 triệu đồng, Vốn huy động khác: 95.246 triệu đồng).
- Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc: Tổng nhu cầu vốn: 187.810 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 187.810 triệu đồng).
- Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tổng nhu cầu vốn: 101.404 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 92.196 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 9.208  triệu đồng).
- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: Tổng nhu cầu vốn: 25.945 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 18.454 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 4.741 triệu đồng, Vốn huy động khác: 2.750 triệu đồng).
- Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Tổng nhu cầu vốn: 17.339 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 13.141 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 4.198 triệu đồng).
- Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: Tổng nhu cầu vốn: 20.714 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 20.714 triệu đồng).
- Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn: Tổng nhu cầu vốn: 54.412 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 53.641 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 771 triệu đồng).
- Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình: Tổng nhu cầu vốn: 18.946 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 18.266 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 680 triệu đồng).
2. Công tác Thanh tra, giải quyết, khiếu nại tố cáo
 Xây dựng kế hoạch thanh tra Chương trình 135 từ năm 2017-2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 ở huyện Chư Sê, Đăk Đoa, Kông Chro.
3. Công tác phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan
Phối hợp với các sở, ban, ngành tổng kết công tác phối hợp năm 2021. Rà soát các văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan để tiếp tục xây dựng Chương trình phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Ban trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
 
 

Quay lại