CHUYÊN MỤC

Phổ biến giáo dục pháp luật > Thông tin PBGDPL > Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng của

Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng của công tác dân tộc

05/02/2020

Vùng Dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa chủ yếu đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, là địa bàn còn nhiều khó khăn về sản xuất và đời sống vật chất, cơ sở hạ tầng thấp kém đặc biệt là địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí và các lĩnh vực về phát triển Văn hóa, Y tế, Giáo dục, tiếp cận thông tin thị trường và ứng dụng các tiến bộ KHKT còn nhiều hạn chế, khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống thấp còn rất cao so với mặt bằng chung của cả nước.


Để tạo điều kiện cho vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào các DTTS có cơ hội vươn lên, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền, trong thời gian qua Đảng , Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách đặc thù ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Điện, Đường, Trường, Trạm, Thủy lợi, Nước sinh hoạt, hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhanh tiếp cận với KHKT tiên tiến, ưu đãi cho vay vốn phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế…các chính sách đặc thù về Y tế, Giáo dục, bảo tồn phát huy các giá trị Văn hóa truyền thống dân tộc và an sinh xã hội xóa đói giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào các Dân tộc thiểu số.

Trong tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật nói chung và chính sách  dân tộc, để phát huy tốt hiệu quả, đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống của đồng bào thì công tác tuyên truyền vận động, phổ biến nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật cho người dân vùng khó khăn hiểu về quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của đồng bào là một nhiệm vụ quan trọng của công tác Dân tộc, đặc biệt là giai đoạn hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dân công bằng, dân chủ, văn minh.

   Trong những năm qua công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và các chính sách Dân tộc luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành trong hệ thống chính trị đã triển khai tích cực qua rất nhiều kênh từ Trung ương đến địa phương, thông qua các chương trình, kế hoạch, các đợt tổ chức tuyên truyền pháp luật hàng năm, tuyên truyền qua hệ thống Báo chí, Đài phát thanh, Truyền hình, các tạp chí, tập san về công tác Dân tộc, chính sách cấp báo tạp chí không thu tiền cho vùng đặc biệt khó khăn, Biên giới, Hải đảo, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo DTTS, đề án tuyên truyền pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số… theo đó hệ thống thông tin truyền thanh công cộng, xây dựng các câu lạc bộ pháp luật ở cụm dân cư và tổ chức các hình thức hoạt động thông qua các diễn đàn với chủ đề dân tộc miền núi, các hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số với nội dung phong phú đa dạng được nhiều cấp, nhiều địa phương triển khai… đã  góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng khó khăn, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc vào  Đảng, Chính quyền, nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, tiếp cận với các tiến bộ KHKT, đưa cây, con giống mới có năng xuất, chất lượng vào sản xuất, học tập làm theo các gương sản xuất giỏi phấn đấu vươn lên xóa đói giảm nghèo... Trong thành quả đạt được, công tác tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc của tỉnh Lào Cai luôn được tăng cường bằng nhiều hoạt động tập trung hướng về cơ sở, đưa thông tin đến với đồng bào thông qua nhiều hình thức như chương trình phát thanh tiếng dân tộc, các ấn phẩm, báo, tạp chí chuyên đề phản ánh về lĩnh vực công tác dân tộc miền núi, đưa các hoạt động trợ giúp pháp lý trực tiếp đến cơ sở phục vụ cho nhân dân, xây dựng các câu lạc bộ TT pháp luật, tổ chức tốt các hội nghị TT pháp luật dành cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số theo tiểu đề án 2, quyết định 554/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tham gia và đạt giải cao hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS do Trương ương tổ chức.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong vùng khó khăn Dân tộc thiểu số cũng bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, do trình độ dân trí thấp, tình trạng người dân không biết chữ, không thạo tiếng phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến, do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào, mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong vùng dân tộc còn thiếu và yếu cả về kiến thức, kỹ năng truyền đạt, chưa am hiểu phong tục tập quán đồng bào và do bất đồng ngôn ngữ…các hình thức tổ chức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc, tài liệu cung cấp thông tin tuyên truyền nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tế từng vùng, không thu hút được sự quan tâm của đồng bào, kinh phí cho công tác TT còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất như tủ sách pháp luật, nhà văn hóa, hệ thống thông tin truyền thanh công cộng để người dân tiếp cận với các thông tin ở vùng khó khăn DTTS còn thiếu thốn và kém hiệu quả.

 Từ những bất cập nêu trên, để nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của đồng bào vùng Dân tộc thiểu số, cần tập trung vào những nội dung trọng tâm và  giải pháp sau:

 * Về nội dung.

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng ta về đại đoàn kết  dân tộc, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân tộc, các chính sách pháp luật chung và chính sách Dân tộc trong giai đoạn mới, các mục tiêu quốc gia về thiên niên kỷ và chiến lược công tác Dân tộc, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chương trình phát triển kinh tế  xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

- Tuyên truyền vận động đồng bào thường xuyên nâng cao cảnh giác trước mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề Dân tộc, Tôn giáo, lợi dụng những khó khăn trong đời sống của đồng bào để lôi kéo, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết Dân tôc.

- Tuyên truyền đồng bào các dân tộc chương trình chung tay xây dựng nông thôn mới và chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, tiếp thu các tiến bộ KHKT, nêu gương các tập thể cá nhân điển hình gương mẫu trong mọi lĩnh vực về làm kinh tế giỏi, giữ gìn an ninh trật tự nông thôn, cải tạo tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu  dân cư, các gương người tốt việc tốt để nhân diện học tập noi theo.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, phòng chống các tai tệ nạn xã hội, buôn bán phụ nữ, trẻ em, phụ nữ bỏ đi khỏi địa bàn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các luật tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong đồng bào…

* Về một số giải pháp chủ yếu.

 - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho đồng bào Dân tộc thiểu số là nhiệm vụ công tác trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

 - Tăng cường xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên truyền đảm bảo về phẩm chất, năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, am hiểu tâm lý tập quán của đồng bào, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ tuyên truyền là người địa phương thông thạo tiếng trong từng vùng dân tộc.

    - Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên tuyền phổ biến pháp luật, trong đó lựa chọn hình thức biên soạn tài liệu, cung cấp thông tin tập trung vào trọng tâm, ngắn gọn, người dân dễ hiểu, dễ nhớ khi tiếp cận với các nội dung chính sách, pháp luật, tăng cường nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý, các câu lạc bộ TT pháp luật, các hoạt động đối thoại với nhân dân, sân khấu hóa công tác tuyên truyền qua các tiểu phẩm, hội thi tìm hiểu pháp luật, phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử.

    -  Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho đồng bào Dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết và còn nhiều khó khăn do đặc thù của vùng dân tộc, vì vậy cần có sự quan tâm đầu tư hỗ trợ về kinh phí để bảo đảm cho công tác này hoạt động thường xuyên có hiệu quả.
(Nguồn: laocai.gov.vn)

Other



Copyright © 2016 Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm: Kpă Đô - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Chung nhan Tin Nhiem Mang
Địa chỉ: 07 Hai Bà Trưng, Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: (0269)3716829 - Fax: (0269)3716829 - Email: bdt@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 01 tháng 04 năm 2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai