CHUYÊN MỤC

Nghiên cứu - Trao đổi > Người Jrai ở Gia Lai

Người Jrai ở Gia Lai

06/08/2018

Trong các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên người Jrai có số dân đông nhất chiếm lĩnh một địa bàn rộng. Theo “Dân tộc và dân số tộc người ở Việt Nam” của Khổng Diễn xuất bản năm 1995 “Tiền sử Gia Lai” do Sở Văn hoá - Thông tin Gia Lai xuất bản năm 1995 thì người Jrai sinh sống ở tỉnh Kon Tum Đắc Lắc Bình Thuận; một phần nhỏ sống rải rác ở phía tây tỉnh Phú Yên còn một số ít sống ở tỉnh Bo-kham (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Người Jrai sống tập trung nhất ở tỉnh Gia Lai thuộc địa phận huyện Chư Pah Đức Cơ Chư Prông Chư Sê Ia Pa Ayun Pa Krông Pa tỉnh Gia Lai.


Untitled-(1).png
Jrai là tên tự gọi cũng là tộc danh chính thức của tộc người. Tên đó vừa đồng âm lại vừa đồng nghĩa với từ Jrai hoặc drai có nghĩa là thác nước. Người ta giải thích tộc danh này có thể gắn liền với lịch sử ban đầu của người Jrai thuỷ tổ của họ có lẽ sinh tụ ở vùng có nhiều thác ghềnh ven những con sông nào đó. Ngoài ra đồng bào có tên gọi khác như Gia-rai Jơ Rai... Tác giả Chu Thái Sơn (chủ biên) trong tác phẩm “Người Gia Rai” xuất bản năm 2005 cho rằng tộc người Jrai được chia thành năm nhóm chính gồm các nhóm: Jrai Chor (còn gọi là Cheo Reo hay Phun) Jrai Hdrung Jrai Aráp Jrai Mthur Jrai Tbuăn. Có tài liệu nghiên cứu lại chia tộc người Jrai làm năm nhóm chính và một vài nhóm phụ ngoài năm nhóm đã nêu còn các nhóm khác như Jrai H’Roi Jrai Mdhur Jrai Ha Lang Jrai Pleiku. Xuất phát từ thói quen và nhận thức của đồng bào việc phân chia nhóm địa phương có thể căn cứ vào vùng địa lý sự khác biệt trong các chi tiết của một số phong tục tập quán và cách phát âm khác nhau trong ngôn ngữ. Mỗi tên gọi của từng nhóm đều gắn liền với địa danh hay truyền thuyết của khu vực mà nhóm người Jrai đó sinh sống.

Xung quanh vấn đề lịch sử tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesien hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau:

Giả thiết thứ nhất cho rằng khu vực hình thành đầu tiên của ngôn ngữ Malayo - Polynesien là miền đông nam Trung Quốc. Từ đó lan truyền xuống Đông Nam á và châu Đại Dương. Người khởi xướng cho giả thuyết này là học giả người áo R. Heiner Geldern.

Giả thiết thứ hai do giáo sư nhân học người Mỹ Xonhem II đề xuất cho rằng khu vực hình thành đầu tiên của ngôn ngữ Malayo - Polynesien là vùng đảo Đông Nam á mà trung tâm từ miền đông Inđônêxia tới nam Philíppin rồi phát triển ra xung quanh. Thời kỳ hình thành của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo lan rộng ra xung quanh ước định vào thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Cũng trong thời gian này tổ tiên người Chăm đến vùng duyên hải Việt Nam và để lại dấu vết trong các di chỉ thuộc phức hệ văn hoá Sa Huỳnh.

Cội nguồn lịch sử của người Mã Lai - Đa Đảo ở Việt Nam là một trong những hệ quả của quá trình thiên di của lớp người Dentereo - Malais vào thời đại đồ đá. Trong quá trình thiên di ấy một bộ phận của lớp người này đã tiếp cận và dừng chân trên vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Bộ phận này tụ cư thành nhiều nhóm trên khắp địa bàn miền Trung và Nam Trung bộ. Chính họ và con cháu họ đã tạo ra phức hệ văn hoá Bàu Trám - Sa Huỳnh.

Theo Nguyễn Tuấn Triết trong “Lịch sử phát triển các dân tộc Mã Lai - Đa Đảo” thì vào thời đại đá mới trên địa bàn thuộc miền Trung và Nam Trung bộ của Việt Nam ngày nay đã có lớp người Dentereo - Malais sinh sống. Lớp người này phân chia thành nhóm dừng chân trên từng địa bàn riêng có những đặc thù về địa lý - sinh thái - nhân văn dần dần thích nghi và biến đổi tạo ra những khác biệt nhất định so với ban đầu trong các yếu tố văn hoá ngôn ngữ... mà định hình nên những tộc người và lãnh thổ tộc người ban đầu của tộc người Mã Lai - Đa Đảo ở Việt Nam. Có thể khi bước vào thời đại kim khí thì những người Malayo - Polynesien ở miền Nam Đông Dương đã hình thành năm nhóm người trong đó có một nhóm dừng chân trên cao nguyên Gia Lai và Kon Tum sinh tụ trên vùng đất có nhiều dòng sông chảy qua và có nhiều thác nước. Nhóm này định hình nên một tộc người tự nhận mình là Jrai.

Tuy nhiên trong công trình “Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Công Tum” xuất bản năm 1981 tác giả Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự cho rằng lớp cư dân đầu tiên ở Gia Lai và Kon Tum là những người lùn đen thuộc đại chủng Oustraloid nay không còn nữa. Những người nói tiếng Môn - Khơ-me tổ tiên trực tiếp của đa phần cư dân Gia Lai và Kon Tum thuộc tộc người Bahnar hiện nay đã có mặt ở Gia Lai ít nhất cũng thời kỳ đồ đá. Tiếp đến tổ tiên của những người Malayo - Polynesien từ ven biển tiến lên tách các cư dân Môn - Khơ-me thành hai bộ phận chinh phục và khai phá cao nguyên Pleiku và cao nguyên Đắc Lắc sự việc đó cũng diễn ra cách đây ít nhất 2-3 ngàn năm.

Kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Lung Leng tỉnh Kon Tum cho thấy Lung Leng là một di tích cư trú lâu dài và cũng là khu mộ táng của cư dân tiền sử có sự phát triển của nhiều thời đại nhiều giai đoạn khác nhau. Sớm nhất là lớp cư dân hậu kỳ đá cũ chế tác và sử dụng công cụ cuội ghè đẽo niên đại cách đây vài vạn năm. Tiếp đến là lớp cư dân hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí tồn tại trong khung niên đại cách ngày nay từ 3.500-2.000 năm. Tổ hợp công cụ cùng đồ gốm ở Lung Leng khá gần với văn hoá của cư dân văn hoá Biển Hồ (Gia Lai) các văn hoá Xóm Cồn ven biển miền Trung. Xét về mặt địa lý địa điểm di chỉ Lung Leng nằm ở phía nam tỉnh Kon Tum tiếp giáp với cao nguyên Pleiku và đây cũng là khu vực cư trú của người Jrai. Qua lát cắt của di chỉ Lung Leng rất có thể chủ nhân của Lung Leng có những nét tương đồng với chủ nhân văn hoá Biển Hồ (Gia Lai) là tổ tiên của người Jrai.

Người Jrai ban đầu phân bố cư trú ở lưu vực sông Ayun và sông Ba trên cao nguyên Pleiku. Từ đó về sau người Jrai mở rộng địa bàn cư trú của mình lên phía bắc (như vùng Mang Yang An Khê Đắc Tô Sa Thầy Kon Tum...) và xuống phía tây nam (như vùng Krông Pa Chư Prông Chư Pah...). Cùng với quá trình mở rộng địa bàn cư trú là sự phát triển hình thái cư trú xen kẽ giữa người Jrai với các tộc người khác (Bahnar Xơ-đăng...) và hình thành những nhóm địa phương của tộc người này.

Ngày nay tộc người Jrai có dân số đứng hàng thứ mười trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam trong đó có trên 90% cư trú ở tỉnh Gia Lai. Do đó khi đánh giá nghiên cứu về người Jrai ở Gia Lai là đã hiểu được những nét đặc trưng của người Jrai ở Việt Nam nói chung.

Tỉnh Gia Lai có tổng dân số tính đến 31-12-2005 là 1.146.970 người bao gồm nhiều tộc người sinh sống cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh trong đó đồng bào ít người chiếm 44 6%. Cụ thể: người Kinh có 635.365 người (chiếm 55 4%) Jrai 374.014 người (chiếm 30 3%) Bahnar 141.524 người (chiếm 12 3%) còn lại các tộc người khác là 23.067 người (chiếm 2%). Hiện nay tỉnh Gia Lai có 13 huyện: Kbang Mang Yang Chư Pah Chư Sê Chư Prông Ayun Pa Krông Pa Kông Chro Đức Cơ Đăk Đoa Ia Grai Ia Pa Đăk Pơ; 01 thị xã An Khê và 01 thành phố Pleiku là tỉnh lỵ.

Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người (ethric). Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải là do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên - lịch sử. Các cư dân ở Gia Lai hiện nay bao gồm hai bộ phận là những người đến cư trú sau và những người được coi là “bản địa”. ở đây khái niệm “bản địa” được dùng có tính ước định để chỉ những tộc người sinh sống ở Gia Lai trước khi người Kinh và một số tộc người khác ở miền Bắc chuyển cư đến. Người Jrai thuộc ngữ hệ Nam Đảo (hay còn gọi là ngữ hệ Malayo - Polynesien).

ở Gia Lai tộc người Jrai là một trong những tộc người lớn đông nhất và cư trú lâu đời. Tổ tiên của tộc người Jrai di cư từ ven biển miền Trung lên chinh phục và khai phá miền cao nguyên Đắc Lắc và Pleiku. Để rồi cho đến ngày nay đây là địa bàn cư trú của tộc người này. Hiện nay dân số người Jrai là 374.014 người sống tập trung ở thành phố Pleiku (20.524 người) thị xã An Khê (6 người) huyện Chư Sê (61.977 người) Ayun Pa (48.621 người) Krông Pa (44.047 người) Ia Grai (37.268 người) Chư Prông (31.553 người) Ia Pa (29.180 người) Đức Cơ (24.818 người) Chư Pah (27.582 người) Đăk Đoa (17.514 người) Kông Chro (171 người) và Đăk Pơ (2 người) được chia thành năm nhóm chính có mười dòng: Rơ Chom Nay Rơ Ô Siu Rơmah Ksor Rahlan Hiec Kpă Puih.

Nhóm Jrai Chor (Cheo Reo hay Phun) sinh sống ở khu vực thung lũng lòng chảo Cheo Reo (nay thuộc hai huyện Ayun Pa và Ia Pa tỉnh Gia Lai. Chor (Chuôr) là thung lũng lòng chảo. Nhà nghiên cứu người Pháp J. Dournes còn dịch là vùng thấp. Cheo Reo là do phiên âm của Chu và Chreo - tên hai tù trưởng nổi tiếng cuối thế kỷ XIX của vùng này. Phun (pơphun) nghĩa là gốc. Đồng bào cho rằng người Jrai ở vùng này còn bảo lưu nhiều đặc điểm mang tính chất điển hình cho nhóm Jrai và nơi đây cũng sớm trở thành trung tâm phát triển kinh tế văn hoá xã hội của tộc người Jrai.

Nhóm Jrai Hdrung (gồm hai nhóm nhỏ Chon và Hà Bầu) cư trú ở khu vực đông bắc thành phố Pleiku huyện Chư Pah nửa huyện Chư Prông và tây huyện Đắc Đoa. Hdrung là tên một ngọn núi lửa đã tắt nằm ở ngã ba quốc lộ 14 19 cách thành phố Pleiku 11 km về phía đông nam. Theo đồng bào một bộ phận tổ tiên người Jrai đã từng sinh tụ quanh ngọn núi này sau dần dần họ mới toả đi cách nơi khác. Nét nổi bật của nhóm này là sự bảo lưu đầy đủ đặc trưng kiến trúc nhà ở theo phương pháp cổ truyền Jrai.

Nhóm Jrai Aráp cư trú ở khu vực tây bắc thành phố Pleiku Chư Pah tiếp giáp với khu vực cư trú của người Bahnar. Aráp là tên một con voi có bốn ngà trong một câu chuyện huyền thoại. Theo J. Dournes xưa có bốn chàng Jrai đi săn đuổi con voi. Săn mãi không bắt được về sau voi mệt mỏi tự quay về chết trước mặt họ. Đây là nhóm cư dân vốn gần gũi với người Bahnar nên mang nhiều nét đặc trưng khác với nhiều nhóm địa phương Jrai ở các nơi. Cũng có ý kiến cho rằng cư dân này vốn gốc Bahnar đã Jrai hoá. Song cũng không ít ý kiến ngược lại đó là người Jrai nhưng chịu ảnh hưởng của văn hoá Bahnar.

Nhóm Jrai Mthur sống chủ yếu ở huyện Krông Pa tiếp giáp với người Ê-đê và Chăm. Cho nên có người thuộc nhóm Mthur lại tự nhận mình là người Ê-đê hoặc không thể khẳng định rõ ràng bản thân thuộc nhóm tộc người nào như người Jrai ở xã Krông Năng.

Nhóm Jrai Tbuăn (Puôn) cư trú dọc biên giới Việt Nam - Campuchia sinh tụ chủ yếu ở huyện Chư Prông và Đức Cơ dọc sông Sê San nên đồng bào cũng tự nhận là nhóm gọi theo tên dòng sông này. Để xác định theo nhóm người Jrai ở Đức Cơ là một vấn đề không dễ dàng nếu chỉ đánh giá nhận xét qua cảm quan. Về tên gọi “Tbuăn” các tài liệu viết về Tây Nguyên nói chung mà chúng tôi đã tiếp cận đều không có sự giải thích cụ thể song quá trình điền dã khảo sát trên địa bàn huyện Đức Cơ qua lưu truyền trong văn hoá dân gian thì Tbuăn là tên tự nhận “Tbuăn” là để chỉ vùng có người Jrai nghèo khó. Có lẽ như vậy vì Đức Cơ trong quá khứ là một vùng rất nghèo không trù phú như một số vùng người Jrai khác trong tỉnh Gia Lai. Trong tiếng nói của người Jrai có pha trộn tiếng Khơ-me về từ ngữ cũng như ngữ âm. Về phong tục tập quán có những điểm khác so với nhóm Jrai Hdrung.
Sưu tầm

Other



Copyright © 2016 Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm: Kpă Đô - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Chung nhan Tin Nhiem Mang
Địa chỉ: 07 Hai Bà Trưng, Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: (0269)3716829 - Fax: (0269)3716829 - Email: bdt@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 01 tháng 04 năm 2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai